Ở diễn biến khác, Man City sẽ đối đầu Salford City trong trận derby địa phương chênh lệch nhiều về đẳng cấp.
Chelsea sẽ tiếp đội bóng đang đứng cuối bảng League Two là Morecambe. Trong khi Accrington Stanley đến làm khách trên sân Anfield của Liverpool.
Tất cả các trận đấu thuộc vòng 3 FA Cup diễn ra vào cuối tuần ngày 11/1 và 12/1 năm 2025.
FA xác nhận, 32 đội chiến thắng vòng ba sẽ nhận được tiền thưởng 115.000 bảng Anh, còn đội thua cuộc chỉ bỏ túi 25.000 bảng Anh.
Bên cạnh đó, tất cả trận đấu cần được hoàn thành trong ngày, không tổ chức đá lại. Thay vào đó, nếu hòa hai hiệp chính thức, hai đội sẽ chuyển sang hiệp phụ và sút luân lưu để phân định thắng thua.
Dĩ nhiên, trận thư hùng đáng chờ đợi nhất sẽ là Arsenal vs MU. Quỷ đỏ dần khởi sắc dưới triều đại tân HLV Ruben Amorim, còn Arsenal đang vùng dậy mạnh mẽ sau chuỗi trận thất vọng.
MU cùng Arsenal cũng là hai đội bóng thành công nhất lịch sử FA Cup. Pháo thủ thành London 14 lần lên ngôi vô địch, còn MU có 13 lần đăng quang.
Như VietNamNet đã đưa tin, câu chuyện nộp giấy vụn triển khai kế hoạch nhỏ tại trường THCS Lĩnh Nam gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, mỗi học sinh thu gom và nộp tối thiểu 2kg giấy vụn. Điều đáng nói là khi triển khai kế hoạch nhỏ, cô giáo yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất. Học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu gọi phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.
Còn theo PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, sự việc học sinh không được tham gia buổi liên hoan do mẹ không đóng quỹ, sau đó, bị mạng xã hội phản ứng tiêu cực, cần phải được nhìn nhận dưới nhiều góc độ.
Trước hết, trong việc ứng xử với trẻ cần phải được cân nhắc dưới các nguyên tắc đạo đức. Mọi ứng xử của người lớn cần đặt trẻ vào trung tâm, thay vì để trẻ trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử chỉ bởi những bất đồng thuận giữa người lớn.
Trong đó, thầy cô giáo cần phải hành động với tâm thiện và luôn đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu. Việc để một đứa trẻ cảm thấy bị phân biệt đối xử có thể gây ra tổn thương tâm lý sâu sắc.
“Nhà giáo nên tạo môi trường học tập và sinh hoạt công bằng, nơi mọi học sinh đều cảm thấy được yêu thương và tôn trọng. Học sinh, bất kể hoàn cảnh gia đình thế nào, cũng đều xứng đáng nhận được sự đối xử tinh tế, không tạo ra cảm nhận phân biệt trong một sự kiện chung của lớp. Việc làm tổn thương lòng tự trọng của một đứa trẻ là không thể chấp nhận được trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Ngoài ra, theo ông Nam, nhà giáo cũng phải hành xử chính trực, minh bạch và công khai trong mọi hoạt động. Nếu có vấn đề liên quan đến tài chính, cần phải giải thích rõ ràng với phụ huynh và học sinh trước đó và đạt được sự đồng thuận.
Đối với cha mẹ, những sự việc liên quan đến trẻ em nên được xử lý một cách kín đáo và tôn trọng. Trẻ em không nên trở thành công cụ để người lớn đạt được mục đích cá nhân, dù là để thu hút sự chú ý hay tạo ra hiệu ứng truyền thông.
Cách hành xử của mọi người trên không gian mạng cũng cần đảm bảo các nguyên tắc lành mạnh, an toàn và tôn trọng, không nên lấy tình tiết câu chuyện của trẻ em làm mồi nhử “câu view”, cũng không thể vì một vụ việc lùm xùm làm trầm trọng hoá, gây ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo.
“Việc sử dụng hình ảnh và câu chuyện của trẻ em để “câu view” là hành động phi đạo đức và không thể chấp nhận được. Khi có những sự việc nhạy cảm liên quan đến trẻ em, thay vì phê phán ngay lập tức, mỗi người cần lắng nghe và tìm hiểu rõ ràng trước khi đưa ra nhận định.
Trẻ em cần được bảo vệ khỏi những áp lực và tác động tiêu cực từ mạng xã hội. Mọi hành động và quyết định cần được thực hiện trên tinh thần tôn trọng và yêu thương, đặt lợi ích của trẻ em lên hàng đầu”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.